Nhượng quyền kinh doanh và những điều bạn cần biết (part1)

CÔNG TY TNHH WASH FRIENDS VINA / 01/03/2022 / 0
Nhượng quyền kinh doanh và những điều bạn cần biết (part1)

Nhượng quyền kinh doanh bạn đã nghe rất nhiều. Vậy liệu bạn có hiểu nó là loại hình kinh doanh như nào không? Nên lựa chọn lĩnh vực nào để nhận nhượng quyền kinh doanh? Lợi nhuận chi trả như nào? Wash Friends sẽ đưa ra cho bạn lăng kính để hiểu rõ những vấn đề trên một cách chi tiết nhất. 

Nhượng quyền kinh doanh - Franchise là gì? 

Nhượng quyền kinh doanh (franchise) là hoạt động thương mại. Theo đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: 

- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dich vụ được tiến hành theo các cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định. Và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu, logo, quảng cáo của bên nhượng quyền. 

- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận nhượng quyền trong việc kinh doanh. 

Các loại hình nhượng quyền thương hiệu 

1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

Đây là loại mô hình có cấu trúc liên kết chặt chẽ với nhau và hoàn chỉnh nhất trong các  mô hình nhượng quyền thương hiệu hiện nay. Điều này thể hiện ở mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên. Có thời hạn hợp đồng từ trung hạn đến dài hạn. Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 yếu tố cơ bản cho người nhận nhượng quyền. Gồm: 

  • Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, tư vấn hỗ trợ, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo,...
  • Bí quyết công nghệ kinh doanh/sản xuất.
  • Hệ thống thương hiệu.
  • Sản phẩm/dịch vụ. 

Bên nhận nhượng quyền thương hiệu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản. Gồm: 

  • Phí nhượng quyền ban đầu
  • Phí hoạt động

Ngoài ra, bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản phí khác như:

  • Phí thiết kế và trang trí cửa hàng
  • Phí mua thiết bị vật tư
  • Chi phí tiếp thị, quảng cáo
  • Các khoản phí chêch lệch do mua nguyên vật liệu
  • Chi phí tư vấn,.... 

2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

Bạn có thể nôm na mô hình kinh doanh không toàn diện là chuyển nhượng một số yếu tố nào đó của bên chuyển nhượng. Như nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức, tiếp thị, cung cấp quyền sử dụng hình ảnh,... 

Đối với loại hình kinh doanh nhượng quyền này, bên nhượng quyền thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận nhượng quyền và thu nhập của họ. 

Mô hình này là chiến lược kinh doanh của bên nhượng quyền. Nhằm nhanh chóng mở rộng hệ thống phân phối để gia tăng độ phủ thị trường, doanh thu và đi trước đối thủ. 

3. Nhượng quyền có tham gia quản lý

Đây là loại hình kinh doanh phổ biến mà chúng ta hay bắt gặp ở các chuỗi khách sạn, nhà hàng ăn uống, cafe,....

Trong đó, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình, công thức kinh doanh. 

4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Nhượng quyền kinh doanh có tham gia đầu tư vốn là loại hình ít phổ biến hiện nay. Bởi đây là hình thức góp vốn tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh trong kinh doanh. Bên nhượng quyền sẽ trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống vận hành kinh doanh. 

Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. 

Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường,... Bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn mô hình nhượng quyền phù hợp với doanh nghiệp mình. 

Trên đây là các loại hình kinh doanh nhượng quyền hiện có. Nếu bạn đang muốn tìm các lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn tại Việt Nam thì hãy theo dõi bài viết tiếp theo của Wash Friends nhé. 

>> Xem thêm: Nhượng quyền thương hiệu - Điểm lợi mà bạn nên biết 

 

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:


BẢN QUYỀN THUỘC VỀ Wash Friends | Cung cấp bởi Sapo